Mời các bạn theo dõi tiếp cách để viết truyện hư cấu như thế nào. Phần này sẽ có nhiều lưu ý sẽ giúp bạn viết truyện hư cấu hay hơn. Xem phần 1 tại đây.
8.Tham khảo ý kiến của người khác
Hãy cho người khác đọc bản thảo của bạn. Họ có thể cung cấp cho bạn thông tin phản hồi có giá trị, và họ thậm chí có thể giúp bạn tiếp tục với công việc viết lách của mình.
9.Loại bỏ những điều không đem lại kết quả
Ngạc nhiên thay, có khá nhiều điều không đem lại kết quả. Đừng sợ khi phải loại bỏ những nhân vật, cốt truyện, và bất kỳ điều gì không phù hợp trong quyển sách hư cấu của bạn. Tương tự, không nên ngần ngại khi phải thêm các yếu tố và nhân vật mới có thể giúp bạn lắp đầy lỗ hổng và tăng thêm ý nghĩa cho tác phẩm của bạn. Trong trường hợp bạn viết sách phi hư cấu, hãy tìm thêm những thông thực tế giúp hỗ trợ cho lời tuyên bố của bạn!
10.Cần nhớ rằng nhiều tác giả cũng đã từng phải hình thành khá nhiều bản thảo trước khi có thể tìm được ý tưởng thật sự phù hợp mà họ có thể gắn bó với nó
Hãy lấy Veronica Roth làm ví dụ, cô ấy là tác giả của bộ ba quyển sách Divergent (Dị biệt). Cô ấy đã từng viết trên trang blog cá nhân rằng cô ấy đã phải thử đi thử lại ít nhất là 48 lần trước khi có thể xác định được ý tưởng phù hợp, và đó là thời gian mà cô ấy còn đang học đại học!
11. Viết về bất kỳ điều gì mà bạn biết
Câu nói này có thể sẽ phù hợp hoặc không phù hợp với bạn. Sẽ tốt hơn khi bạn không phải tiến hành một loại những nghiên cứu trước khi bắt đầu viết, nhưng tìm hiểu thêm một ít thông tin cũng khá hữu ích. Ngoài ra, đây là một bài luyện tập khá tốt: Viết ra những điều mới mẻ có thể sẽ giúp bạn tìm được ý tưởng!
12.Không ngừng cố gắng
Hãy cố gắng giữ cho tâm trí của bạn không ngừng suy nghĩ về một loạt các ý tưởng mọi lúc mọi nơi để bạn không thể viện cớ hết ý tưởng để viết, nhất là sách phi hư cấu luôn cần ý tưởng sáng tạo cao. Bạn không cần phải viết MỌI THỨ vào tác phẩm của bạn, chỉ cần sử dụng một lượng thông tin vừa đủ để làm hài lòng độc giả. Nếu bạn cảm thấy chán ngán khi phải viết, hãy nghỉ ngơi một chút và tái kết nối với thế giới xung quanh, nơi mà bạn có thể tìm thấy ý tưởng của mình. Hoặc bạn có thể thử sử dụng phương pháp viết tự do – chỉ cần viết, không chỉnh sửa, không tẩy xóa "bởi vì chúng quá tệ", chỉ cần viết không ngừng nghỉ – ngay cả khi chúng chỉ là những bối cảnh, giai điệu, hoặc từ ngữ hoàn toàn không ăn nhập với câu chuyện.
Lưu ý:
Hãy ghi nhớ 5 yếu tố quan trọng sau :
o Nhân vật
o Địa điểm
o Hành động
o Vấn đề
o Giải pháp
Một quyển sách khiến người khác muốn đọc cần phải sở hữu tựa đề hay, một trang bìa đẹp mắt, hình ảnh bìa đẹp, và tất nhiên, đoạn văn hay để mở đầu.
Luôn nhớ đọc lại tác phẩm của mình! Nếu bạn không đọc lại tác phẩm, bạn sẽ không thể nào nâng cao chất lượng tác phẩm của mình. Tại tòa sạn, biên tập viên sẽ đọc tác phẩm của bạn. Mọi người thường yêu thích sách, và quyển sách đó cần phải thật sự có thể khiến họ "đam mê".
Không nên căng thẳng nếu bạn thay đổi cốt truyện giữa chừng. Ý tưởng hay ho nhất sẽ không xuất hiện khi bạn đang tập trung động não mà chúng được hình thành khi bạn bắt tay vào việc viết lách. Hãy tập trung viết và mọi chuyện khác sẽ đến một cách tự nhiên.
Đừng nên nản lòng! Nếu bạn gặp khó khăn với tác phẩm của mình, hãy nghỉ ngơi một chút. Hãy dành thời gian viết truyện ngắn, viết một bài báo, một bài luận.
Viết về những điều bạn biết, đặc biệt khi bạn không biết phải bắt đầu từ đâu. Hầu hết các nhà văn nổi tiếng từng có các tác phẩm bán chạy thường đã viết ít nhất một vài quyển sách dựa trên những vấn đề đã xảy ra với họ (hoặc với người thân thiết với họ) trong đời thực.
Nếu bạn gặp khó khăn với một ý tưởng nào đó, hãy nhắm mắt lại, giữ bình tĩnh và để trí tưởng tượng bay xa!
Chuẩn bị tinh thần cho việc dành thời gian khá nhiều để viết sách, và đừng ngần ngại khi phải viết lại tác phẩm của bạn. Nhiều tác giả nổi tiếng từng phải dành hàng thập kỷ để có thể hoàn thành tác phẩm của họ!
Tránh tạo nên nhân vật quá hoàn hảo, và hãy lắng nghe tiếng nói của họ. Hãy suy nghĩ về cách phản ứng của họ trước tình huống mà bạn đang gặp phải.
Hãy tạo nên một tác phẩm độc đáo. Đừng sao chép cốt truyện của người khác.
Không nên viết những điều vô nghĩa và tập trung vào mục tiêu chính, có như vậy, tác phẩm của bạn mới có thể trở nên dễ hiểu hơn nhưng thỉnh thoảng bạn cần thêm thắt một số chi tiết để câu chuyện của bạn trở nên thú vị hơn.
Nếu bạn muốn thêm thông tin có thật vào tác phẩm của bạn, chẳng hạn như những điều trong bản tin, đừng ngụy tạo nó. Trước tiên, hãy tiến hành nghiên cứu về nó. Bạn có thể tìm kiếm thông tin cho tác phẩm của bạn.
Hãy nhớ tiến hành nghiên cứu trước khi viết để có thể chắc chắn rằng quyển sách mà bạn dự định viết không trùng lắp với bất kỳ một tác phẩm nào.
Cởi mở đón nhận sự phê bình. Tuy nhiên, nếu mọi việc không diễn ra như bạn mong đợi, bạn cũng không nên quá buồn lòng.
Người dự định viết quyển sách đầu tiên cần phải kiên trì với quyết định của mình. Anh ấy hoặc cô ấy không nên quá lo lắng về thời gian và tiền bạc. Xuất bản quyển sách đầu tiên có thể sẽ như mong đợi, nhưng người đó sẽ có thể học hỏi từ những sai lầm của họ.
Tránh đạo văn (sao chép tác phẩm của một tác giả khác). Ngay cả khi bạn đã cố gắng thay đổi nó theo hướng càng nghệ thuật càng tốt, sẽ có người lần theo dấu vết và liên kết các phần sao chép với nhau. Nhiều người cho rất thích thực hiện việc này.
Hãy chắc chắn rằng bạn THÍCH những gì bạn viết! Thường xuyên tự hỏi bản thân những câu hỏi sau:
o Mình có thích nó không?
o Nó có hài hước không?
o Mình có thích nhân vật chính hay không?
Và quan trọng hơn hết là: Mình có thật sự muốn viết nó hay không?
§ Lý do: Sẽ không hề hay ho gì nếu bạn viết chỉ vì một người nào đó ép buộc bạn. Hãy viết vì bạn thật sự MUỐN viết.