Hãy khởi
nghiệp bằng... đọc sách
Các nhà khởi nghiệp không ngừng học
hỏi và tìm kiếm cơ hội phát triển kinh tế. Tuy nhiên, có một mấu chốt thú vị mà
không phải ai cũng biết: Sự liên quan giữa việc đọc sách và
phát triển kinh tế. Thế kỉ 21 đã đi qua gần hai thập kỷ, con người có nhiều lựa
chọn về mặt phương tiện để tiếp cận thông tin tri thức qua các kênh nghe, nhìn.
Nhưng việc thúc đẩy nhu cầu đọc sách vẫn là cách làm tuyệt vời và an toàn mà
những nhà hoạch định tương lai một đất nước phát triển bền vững hướng đến.
Thi hào Nga A.Puskin từng nói: “Đọc sách là cách học tốt nhất”. Không
chỉ dừng lại ở mức độ là cách học tốt nhất, đến nay nhìn vào tương quan phát
triển của các nước trên thế giới, có thể dễ dàng nhận ra những đất nước phát
triển về mặt kinh tế cũng là những nước có tỉ lệ người đọc sách cao so với
những nước kém phát triển hơn.
Phong trào Khởi nghiệp (startup). Ảnh: Internet
Như Nhật Bản, trung bình một năm mỗi người dân ở xứ sở hoa anh
đào này đọc hơn 10 cuốn sách, người Đức với gần một nửa dân số đọc ít nhất một
quyển sách một năm. Đây đều là những nền kinh tế nằm top đầu thế giới hiện nay.
Hơn thế, việc chú trọng vào đọc sách ngoài lợi ích nâng tâm văn
hóa nó còn có một mặt lợi vĩ mô trước mắt đó là nâng cao vốn tri thức để thúc
đẩy nền kinh tế đi lên. Với những quốc gia khởi nghiệp thì điều càng có ý nghĩa
to lớn hơn.
Thời kỳ Minh Trị, nước Nhật thực hiện cải cách để phát triển thì
với những cuốn sách như “Bàn về tự do”,
“Tự lo” được in khoảng 1 triệu bản,
dù dân số Nhật lúc đó chỉ hơn 30 triệu người.
Nhìn gần hơn ở những quốc gia đang phát triển láng giềng như
Malaysia hay Thái Lan, chúng ta cũng không khỏi giật mình về tỉ lệ đọc sách ở
các quốc gia này. Nếu giai đoạn 2005, ở Malaysia mỗi người trung bình chỉ đọc 2
quyển sách/năm thì đến năm 2015, con số này tăng lên 14 quyển/năm. Còn người
Thái thì trung bình dành ít nhất 37 phút đọc sách mỗi ngày. Giá trị GDP của hai
quốc gia này chỉ xếp sau Singapore trong khu vực ASEAN.
***
Tính đến năm 2018, chúng ta đã đi gần hết chặng đường 10 năm
thực hiện Đề án Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng giai đoạn 2011 – 2020,
tầm nhìn 2030. Trong đề án, có mục tiêu nâng tỉ lệ người đọc sách thường xuyên
từ 30% lên đến 65% trong năm 2020.
Ngày Sách Việt Nam, nói lại chuyện này chỉ để khẳng định: văn
hóa đọc tưởng như là một cái gì đó vĩ mô, nhưng lại thiết thân tới mỗi chúng ta
trong cuộc sống hàng ngày. Sự quyết tâm của Nhà nước và ngành xuất bản chỉ là
bước khởi đầu. Phần còn lại, phụ thuộc vào chính chúng ta.
Chính vì thấu hiểu giá trị của đọc sách và nâng cao Văn hóa đọc
sách, Royal Books phát hành quyển sách Thay đổi thói quen – Thay đổi cuộc đời
nhằm chia sẻ giá trị tốt đẹp của việc hình thành thói quen tốt và từ đó có thể
tạo ra sự thay đổi phần nào cho xã hội cũng như đưa Văn hóa đọc sách lên tầm
cao mới.