1. Tạo môi trường tốt
Bạn có thể lựa chọn làm vào những khung giờ bạn cảm thấy không bị làm phiền nhất, như buổi sáng sớm hoặc đầu giờ, cuối giờ. Bạn có thể chọn nơi làm việc yên tĩnh thay gì ở giữa đám đông hoặc gần với những nơi ồn ào. Nếu bạn chịu khám phá bạn sẽ phát hiện ra trí não của bạn làm việc cực kỳ siêu việt và không phải lúc nào nó cũng như vậy.
2. Bản ghi chú
Tạo danh sách công việc cần làm và có sự ưu tiên là cách hiệu quả giúp bạn biết mình cần làm gì đã làm được đến đâu, khi tâm trí càng rõ ràng chúng càng nhanh chóng tìm kiếm các giải pháp giúp bạn giải quyết vấn đề nhanh hơn. Với một bản ghi chú theo dõi như vậy sẽ khiến tâm trí bạn được rảnh rang minh mẫn thay vì rối bời khi phải cố gắng nhớ mọi thứ.
3. Nghỉ ngơi một chút
Đừng làm việc quá lâu, cơ thể con người cũng như bất kỳ máy móc nào khác vậy đều có sự hao mòn, mệt mỏi thậm chí hư hỏng sau quá trình làm việc. Bạn cần nghỉ một chút để thư giãn, cân bằng và lấy lại năng lượng sau nghỉ ngơi và sau đó bạn lại có thể tiếp tục làm. Bạn sẽ tránh được bị trĩ, tức ngực, stress, suy nhược hoặc kiệt sức.
4. Cố gắng thêm một chút
Hãy tự nhắc bản thân, hãy cố gắng thêm 10 phút nữa bạn sẽ hoàn thành được việc này, phần này và sau bạn sẽ không phải bận tâm xử lý vấn đề liên quan nữa. Chiến thắng dù là từ việc nhỏ nhất luôn mang lại cho bạn cảm hứng và năng lượng để làm những điều bạn quan tâm khác.
5. Để sẵn việc trên bàn
Những thứ đã sẵn sàng chờ bạn giải quyết xuất hiện trước mắt bạn sẽ kích thích bạn suy nghĩ nhanh hơn, tìm giải pháp nhanh hơn và bạn có thể tranh thủ để hoàn tất công việc bầy ra trước mắt ngay. Nếu bạn cất nó ở đâu đó, hoặc có bất cứ thứ gì ngăn cản bạn làm việc đó ngay thì có thể bạn sẽ trì hoãn nó đến khi hạn chót hoặc bị khiển trách nhắc nhở.
6. Tìm nguồn hỗ trợ
Một thứ gì đó hỗ trợ chẳng hạn như cafe, một giấc ngủ sâu, đồ ăn lành mạnh cung cấp năng lượng. Thiếu năng lượng dẫn tới mệt mỏi thiếu tập trung là điều hết sức dễ hiểu. Đôi khi chỉ là một miếng bánh, một cái kẹo cũng làm cho chúng ta có năng lượng và sự hào hứng làm việc trở lại. Điều này hoàn toàn đúng với những người hay bị tụt huyết áp.
7. Kế hoạch làm việc 30 phút
Kế hoạch những 30 phút làm một việc gì đó, đây là một khoảng thời gian đủ làm bạn mệt xong cũng đủ để làm kha khá việc. Bạn chỉ lên làm một việc trong khoảng thời gian đó, hạn chế việc bạn phải tư duy lại việc khác khi chuyển nội dung làm việc quá nhiều. Tùy mọi người khoảng thời gian này có thể xê dịch nhiều hơn hay ít hơn tùy khả năng mỗi người và bạn lấy trung bình xác định phù hợp cho bản thân.
8. Ngăn chặn sự làm phiền từ những thứ khác
Bảo đảm không bị điều gì đó làm phiền như tiếng ồn, thời tiết nóng hoặc lạnh quá, với một sự chuẩn bị chu đáo tính toán từ trước sẽ giúp bạn không mất nhiều công sức để khắc phục hoặc chịu đựng những điều không thoải mái đó. Nếu bạn bắt gặp một bài viết hoặc video hay thì không nên xem ngay mà thay vào đó là lưu chúng hoặc để chế độ xem sau, khi bạn rảnh bạn có thể xem lại.
9. Cho bản thân động lực
Tìm kiếm lý do muốn làm việc đó, cảm hứng và động lực nào đó. Nhiều người không hề để ý tới vấn đề này, hãy bắt đầu suy nghĩ về những gì có thể khiến bạn hứng thú để làm hay không. Và điều đặc biệt là thường khi người ta tìm kiếm thì sẽ thấy, đó là một công năng đặc biệt của trí não bất kể vấn đề nhỏ hay lớn nếu bạn cứ bắt trí não phục vụ bạn theo đúng cách nó sẽ đáp ứng cho bạn theo cách bạn không thể tưởng tượng được.
10. Loại bỏ hoặc hạn chế thói quen xấu
Kiểm tra lại những thói quen, bạn có thể có thói quen xem video trên mạng, lướt face quá nhiều chắc chắn chúng sẽ ảnh hưởng tới công việc và cuộc sống của bạn ít nhiều, bạn sẽ không muốn làm việc và luôn cảm thấy bận rộn với những thông tin đó và cảm thấy mệt mỏi vì không được vận động.
11. Chia sẻ bớt công việc
Ủy thác, nhờ vả, giao quyền nếu như bạn có thể để bạn chỉ còn làm một số việc quan trọng và bạn có đủ thời gian để làm điều này. Mỗi người đều có giới hạn về nguồn lực vì vậy làm việc sẽ không hiệu quả nếu ai đó phải lo lắng và xử lý quá nhiều thứ từ đơn giản đến phức tạp.