"Books For People & "The Books of NOW(s)" - For Grow Business" | "SÁCH cho CON NGƯỜI & "QUYỂN SÁCH CỦA HIỆN TẠI" cho PHÁT TRIỂN KINH DOANH"
[Present. Presence. Authoring]
Đầu tiên, cùng tìm hiểu đôi chút về Ecoblader. Một nhóm dịch giả chuyện nghiệp, trẻ tuổi và năng động với những quyển sách thiên về kinh doanh, quảng cáo cùng với những kiến thức bổ ích trong cuộc sống.
Tôi biết đến Ecobalder rất lâu trước đây. Khi website của họ chỉ có vẻn vẹn mấy bài viết mới và chưa có chức năng đặt sách online. Đến bây giờ họ đã làm tôi rất ngạc nhiên về những thành quả đạt được.
Cùng List Sách Review Lối Tắt Khôn Ngoan
Mới đây tôi đã đặt combo 3 quyển sách của họ trên Tiki đó là:
Lối Tắt Khôn Ngoan – Bóng Ma Danh Vọng – Sự Trỗi Dậy Của Siêu Lừa Ponzi
Nên tuần này sẽ review sách Lối Tắt Khôn Ngoan đến các bạn trước tiên, có thể những tuần tiếp theo là 2 cuốn sách còn lại.
Nói về bìa sách, vẫn luôn như vậy một bìa sách đơn giản lấy bảng màu xanh làm chủ đạo. Mặc dù xét về sự ấn tượng thì tôi thấy nó rất bình thường, nếu nặng hơn một chút sẽ là tầm thường.
Tuy nhiên bạn sẽ nhận ra được sự quen thuộc bởi bìa sách này nếu bạn từng chơi trò Super Mario. Quyển sách này cũng mở đầu bằng trò chơi hầu hết thế hệ 8x – 9x đều biết tới này.
Một người bạn của tác giả đã hoàn thành trò chơi trong thời gian ngắn nhất. Có phải vì cậu ta chơi hay? Kĩ năng và phản xạ tốt?
Câu trả lời là không phải, cậu ta đã lựa chọn một lối tắt, một lối tắt không một ai biết.
Một trong những điều khiến tôi yêu thích quyển sách này là tác giả đã sử dụng ngôn từ hết sức đơn giản và dễ hiểu, không mang tính hàn lâm, kiên thức uyên bác.
Quyển sách còn đem đến cho bản thân người đọc những giây phút phải dừng lại để tự vấn bản thân. Nhằm cải thiện suy nghĩ và tư duy theo lối mòn của mình.
Để làm rõ hơn về lối tắt, tác giả đã đem đến những ví dụ chân thực trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Từ chức vụ Tổng Thống Mỹ cho đến sự thành công của những diễn viên hài.
Những nhận xét về quyển sách
“Quyển sách này giá trị bằng 10 quyển sách kinh doanh bán đầy ở sân bay” – New York Times Insider
“Tôi đã phải đội mũ bảo hiểm khi đọc quyển sách này, vì có quá nhiều bất ngờ làm tôi bật ngửa” – Hạo Nhiên
Chỉ với 3 phần của quyển sách và gần 200 trang bạn sẽ hiểu rõ lối tắt ở đây là gì? Và tại sao lại là lối tắt không ngoan?
Hy vọng bạn sẽ có được những bài học bổ ích thông qua quyển sách này.
Trong cuộc đời, mỗi người chúng ta sẽ phải trải qua rất nhiều giai đoạn khác nhau: thuở ấu thơ, khi thiếu thời, lúc trưởng thành…. Nhưng có lẽ cái thời niên thiếu là cái thời tươi đẹp nhất, đáng nhớ nhất. Nó không có sự ngây ngô của thời thơ ấu cũng chưa có sự già dặn chín chắn của tuổi trưởng thành. Và rất nhiều năm sau, khi nhìn lại đoạn kí ức đó, bất giác mỉm cười và tự nói với chính mình: “Không ngờ ngày xưa mình lại ngây ngô, dại khờ đến thế”.
Với một cô gái ngày ngày đắm mình trong các con chữ tôi đã sớm tìm thấy bóng dáng mình qua tấm gương phản chiếu – La Kỳ Kỳ – nhân vật chính trong tác phẩm “Thời niên thiếu không thể quay lại ấy” của tác giả Đồng Hoa. Chính vì vậy tôi quyết định viết bài review sách hay nên đọc này.
REVIEW SÁCH THỜI NIÊN THIẾU KHÔNG THỂ QUAY LẠI ẤY
La Kỳ Kỳ là một cô gái dễ bị tổn thương, luôn có cảm giác cô đơn nhưng cô cũng rất lạc quan, luôn nhìn về phía trước để không ai có thể xem thường cô, để người con trai cô thầm thích – Trương Tuấn chú ý đến cô hơn. Cô cũng là người rất lí trí, sống có nguyên tắc, cô không bị những cám dỗ ngoài kia dụ dỗ: “Trên đời này, người khác có thể ruồng bỏ hứa hẹn với mình, chẳng lẽ ngay cả mình cũng muốn buồn bỏ bản thân hay sao?”.
Cô cũng là một người theo chủ nghĩa cá nhân: dù cho tất cả mọi người đều ghét bỏ bộ đồng phục thì cô vẫn mặc nó, đi đi lại lại trước mọi người. Cô hiện lên với dáng vẻ quật cường, lầm lì, khó gần…. Nhưng chỉ có cô mới biết, cô làm như vậy mà đề che giấu đi sự yếu đuối, tự ti, rụt rè của chính mình – đó cũng là chiếc mặt nạ để cô bảo vệ mình khỏi những tổn thương.
Lúc nhỏ, Kỳ Kỳ sống với ông ngoại. Sau đó cô được bố mẹ đón về. Ở nhà, cô như một người thừa thãi bởi dường như trong mắt bố mẹ chỉ có em gái cô. Cô rất yêu quý ông ngoại, và trân trọng khoảng thời gian được sống cùng ông, khoảng thời gian đó cô thực sự đã là một cô “công chúa nhỏ”.
Mối tình đầu Trương Tuấn
Thời học sinh, ai cũng mang trong mình một dáng hình nào đó, Kỳ kỳ cũng vậy. Trương Tuấn là mối tình đầu của cô. Là người mà cô thầm thích. Trương Tuấn là con út trong một gia đình giàu có nhưng không hạnh phúc và có tư tưởng trọng nam khinh nữ. Trên anh có hai chị gái – họ luôn nhìn anh bằng ánh mắt không mấy thiện cảm. Có lẽ điều này đã ảnh hưởng tới tính cách con người anh , anh và Kỳ Kỳ như người cùng một thế giới. Tuy nhiên anh không tĩnh lặng, cô đơn như Kỳ Kỳ mà luôn bày trò quậy phá, kết bạn bốn phương để xua đi cảm giác cô đơn. Trong mắt người khác , anh có thể là một người xấu xa nhưng anh vẫn luôn dịu dàng quan tâm Kỳ Kỳ.
Hình ảnh Trương Tuấn nắm tay Kỳ Kỳ chạy trong cơn mưa đá , để Kỳ Kỳ chạy vào lớp trước mình để cô ấy không bị phạt nặng , hứa rằng sẽ bảo vệ cô ấy …. Đã in đậm trong tâm trí tôi.
Trương Tuấn luôn tìm cách trêu chọc Kỳ Kỳ để cô ấy chú ý đến anh, anh luôn âm thầm dõi theo bảo vệ Kỳ Kỳ trên đường đi học về. Cấp 3, anh tỏ tình với Kỳ Kỳ, hai người họ yêu nhau và có những khoảnh khắc vui vẻ bên nhau. Nhưng điều gì đến cũng phải đến, sự tự ti đã đẩy họ ra xa nhau…
Người bạn đặc biệt Hứa Tiểu Ba
Nhân vật có ảnh hưởng với Kỳ Kỳ là Hứa Tiểu Ba. Anh là một người điềm tĩnh, luôn yêu thương Kỳ Kỳ. Anh còn như một người bạn hơn tuổi của cô, ở bên cô những lúc cô cô đơn, yếu lòng nhất, đó là khi cô mất đi người mình yêu thương nhất – ông ngoại hay lúc cô mất đi người bạn thân nhất Cát Hiểu Phi. Tấm lưng, bờ vai anh luôn là chỗ dựa vững chắc. Anh cũng nhận ra cô cũng là 1 viên ngọc sáng. Anh sợ bản thân mình sẽ là trở ngại với cô nên anh đã quyết định tuyệt giao với cô, cắt đứt mọi mối quan hệ với cô.
Liệu Hứa Tiểu Ba có hối hận với quyết định này của mình hay không? Có thể là có. Kỳ Kỳ giống như một bản sao của anh vậy. Anh nhận ra không phải anh chăm sóc cho Kỳ Kỳ mà là Kỳ Kỳ đang chăm sóc cho anh, để anh không bị nhuốm bẩn. Không bị sa lầy vào thế giới của bóng tối.
Mười năm sau, họ những người thiếu niên đó đã trở thành những con người trưởng thành. Đồng Hoa đã cho họ gặp lại nhau trên dòng sông họ từng gắn bó thời ấu thơ. Liệu ai sẽ là người bước ra gặp Kỳ Kỳ trước? Liệu Kỳ Kỳ sẽ chọn ở bên ai?
Lời kết
Với tư cách là một độc giả , tôi thấy đây là một tác phẩm về thanh xuân vườn trường đáng đọc nhất. Khi bạn đọc quyển sách Thời niên thiếu không thể quay lại ấy, bạn sẽ như được du hành về quá khứ, tìm lại những kí ức thuở thiếu thời, tìm lại chính mình trong cuộc sống bộn bề tấp nập….. Hãy đọc để cảm nhận nhé!!
Đồng sáng tác bởi John Prevas – một nhà sử học và Steve Forbes – một doanh nhân đầy kinh nghiệm, chủ tịch của Forbes Media, “Tướng quân và CEO” là tác phẩm mang sự pha trộn hài hòa kỳ lạ giữa xưa và nay, giữa hai lĩnh vực lịch sử và kinh tế. Cuốn sách đã đem đến một cái nhìn độc đáo về chiến lược kinh doanh và thuật lãnh đạo từ những đế chế cổ đại, giúp độc giả có thêm nhiều bài học lý thú và bổ ích.
Dù bạn đang là người đứng đầu một công ty hay chỉ đơn thuần là một “mọt sách” muốn học thêm kiến thức chứ chẳng có mong muốn “cai trị” một đế chế vĩ đại nào, quyển sách với những câu chuyện lịch sử và kinh doanh khách quan, thú vị cùng với ngôn từ không quá chuyên môn này cũng vừa vặn phù hợp với mong muốn của bạn.
Học kinh doanh từ lịch sử, tại sao không?
Hai phạm trù này thoạt nghe thì chẳng liên quan gì mấy, trong khi lịch sử có xu hướng thiên về nghiên cứu và tìm tòi kiến thức, thì kinh doanh lại là một lĩnh vực mà kinh nghiệm thực tế đóng vai trò chính yếu.
Tuy nhiên, ở một góc nhìn khác, kinh doanh, ngoài những hoạt động thực nghiệm như sản xuất, bán hàng, khảo sát thị trường, còn là tầm nhìn, chiến lược quản trị và thuật đối nhân xử thế. Những yếu tố này cũng đóng vai trò quan trọng không hề thua kém kỹ năng thực tế chút nào. Và ngạc nhiên chưa, lịch sử chính là một trong những tư liệu tham khảo tốt nhất cho những bài học về thuật lãnh đạo này.
Chắc là độc giả cũng đã biết rằng, một phần lớn của lịch sử là những cuộc chiến. Giới kinh doanh, thật trùng hợp, cũng không hề thiếu những cuộc cạnh tranh khốc liệt như thế.
Vậy thuật cai trị đất nước và công cuộc bành trướng những đế chế cổ đại của các vị vua và tướng lĩnh nổi tiếng ấy, có tương tự những gì mà các CEO hiện nay đang làm để giữ vững cơ ngơi của mình không?
Thật vậy, ở “Tướng quân và CEO”, bạn sẽ thấy phong cách lãnh đạo của từng nhân vật lịch sử đề cập đến trong sách đều được phản ánh chính xác trong chiến lược của rất nhiều nhà quản trị đứng đầu những công ty hàng đầu trong thời hiện đại, dù giữa họ là khoảng cách hàng chục thập kỷ.
Chẳng hạn, lãnh đạo kiểu Alexander Đại đế – tự phụ, liều lĩnh, chinh phục những miền đất lạ không ngừng nghỉ, trở thành chủ nhân của nửa phía đông thế giới cổ đại – chính là kiểu CEO liên tục thâu tóm hàng trăm công ty công ty lớn nhỏ trên thương trường nhưng lại trở thành tù binh cho cái tôi của mình, như Dennis Kozlowski.
Lãnh đạo kiểu Cyrus Đại đế – khoan dung với những khác biệt văn hóa – được thể hiện qua phong cách của những Giám đốc điều hành luôn hướng đến sự hòa hợp trong đế chế của mình, như Jack Welch và John Chambers.
Hay lãnh đạo kiểu Hannibal – sáng tạo và dám thách thức cả đế chế La Mã – chính là chiến lược của Sergey Bin và Larry Page, những người đã can đảm đem Google còn non trẻ ra cạnh tranh với Yahoo và Microsoft – những người khổng lồ đương thời.
Dù là thời xưa hay thời nay, những tính cách và kiểu cai trị này đều dẫn đến kết quả gần như giống hệt nhau. Vậy nên, nếu có ý định theo đuổi một hình tượng lãnh đạo nào, bạn hoàn toàn có thể tham khảo câu chuyện về nhân vật lịch sử liên quan để biết được ưu và nhược điểm của nó; phản ứng khả dĩ của mọi người xung quanh đối với hành vi và quyết định mà hình mẫu này đưa ra; những sai lầm mà người mang kiểu lãnh đạo này có nguy cơ mắc phải, gây nên kết cục thảm khốc, cũng như nhiều bài học hữu ích khác.
Kết cấu nội dung: dễ hiểu, hợp lý và rõ ràng
Chỉ nhìn vào tên tác giả và tác phẩm, không khó để thấy rằng “Tướng quân và CEO” là một kho tàng đồ sộ về cả hai lĩnh vực kinh doanh và lịch sử.
Tuy nhiên, kho tàng khổng lồ đó không khiến độc giả choáng ngợp chút nào. Những kiến thức trong sách, dù rất phong phú, đều được hai chuyên gia trình bày và sắp xếp cực kỳ khoa học và rõ ràng.
Sáu nhân vật lịch sử được chia thành sáu chương riêng biệt, sao cho mỗi chương đều bàn luận về một phong cách lãnh đạo khác nhau, giúp độc giả nắm rõ từng hình mẫu quản trị và không bị lẫn lộn giữa người này với người khác. Trong mỗi phần thảo luận lịch sử, John Prevas đều rút ra nhận xét về ưu và nhược điểm, những yếu tố dẫn đến thành công hay thất bại của từng chiến lược lãnh đạo. Ngay sau đó, Steve Forbes sẽ dẫn chứng câu chuyện kinh doanh của những CEO có tính cách và phẩm chất tương tự, chỉ ra những điểm tương đồng trong sự nghiệp của họ và những vị vua hay tướng lĩnh cổ đại, từ đó củng cố lại những bài học của Prevas trong phần trước.
Sự kết hợp nhịp nhàng giữa hai tác giả đã tạo ra một kết cấu vô cùng dễ đọc, dễ hiểu. Người đọc hoàn toàn dễ dàng theo dõi, phân loại và ghi chú lại những điểm chính của từng chương sách để tổng hợp kinh nghiệm cho bản thân mình.
Gợi ý về phong cách lãnh đạo cá nhân: Dẫn đầu theo cách riêng của bạn
Cuốn sách được xem là một trong những tài liệu nhập môn quản trị cung cấp nền tảng căn bản để bất kỳ ai đã, đang hoặc sẽ làm người dẫn đầu trong tương lai, với nhiều cá tính khác biệt, chiêm nghiệm lại, tìm ra hướng đi phù hợp cho bản thân và dẫn đầu theo cách của riêng mình.
Sáu chương trong sách thuật lại phong cách lãnh đạo của sáu danh nhân nổi bật trong thế giới cổ đại: Cyrus Đại đế xứ Ba Tư; Xenophon ở Athens, Hy Lạp; Alexander Đại đế xứ Macedonia; Hannibal xứ Carthage (thuộc Bắc Phi), Julius Caesar và Augustus – Hoàng đế của đế chế La Mã. Mỗi người trong số những vị lãnh đạo ấy lại trải qua hoàn cảnh lịch sử khác nhau và mang nét cá tính riêng biệt: có liều lĩnh và luôn hừng hực khí thế chinh phục, có kiên định, tập trung vào quản lý đế chế hơn là chiến đấu, có hòa hợp khoan dung, có sáng tạo đổi mới.
Và đặc biệt, không hề thiếu những người đứng đầu có vị thế và tính cách chẳng hề giống với người lãnh đạo kiểu mẫu trong mắt thế giới, điển hình như Xenophon – một học giả Athens chẳng hề biết đến cung kiếm – bất đắc dĩ phải đứng ra đảm trách cả đội quân Sparta nổi tiếng thiện chiến. Không phải bằng quyền lực hay khí chất mạnh mẽ, như người ta thường cho là tố chất lãnh đạo, mà bằng sự ôn hòa đồng thuận, ông đã thành công dẫn dắt cả binh đoàn thoát khỏi tình cảnh hiểm nghèo.
Đây là một minh chứng cho sự thật rằng: chẳng nhất thiết phải có cá tính thế này thế kia để trở thành một người dẫn đầu xuất chúng. Bạn hoàn toàn có thể là chính mình. Vậy nên, dù cứng rắn hay mềm mỏng, sôi nổi hay trầm lặng, thích cạnh tranh hay thích sự hòa hợp, chỉ cần biết học hỏi những yếu tố cần thiết để phát huy ưu điểm, loại bỏ nhược điểm, bạn hoàn toàn có thể lãnh đạo tốt nhất theo phong cách riêng của mình.
Nhắc đến nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, là chúng ta nhớ ngay đến những tác phẩm viết tuổi học trò đã làm nên tên tuổi của ông như Kính Vạn Hoa, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh… và đặc biệt nhất là cuốn sách Cô gái đến từ hôm qua được độc giả yêu mến và tìm đọc rất nhiều.
Ngay bây giờ, hãy cùng mình làm một bài review về cuốn sách Cô gái đến từ hôm qua của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh qua bài dưới đây. Nội dung của tác phẩm Cô gái đến từ hôm qua nói về một mối tình hồn nhiên, trong sáng của cậu học sinh cấp ba tên Anh Thư và cô bạn Tiểu Ly. Câu chuyện bắt đầu kể từ khi gia đình Thư chuyển nhà đến ở ngay bên cạnh nhà của cô bé Tiểu Ly. Trong một lần khoảnh khắc tình cờ gặp nhau giữa Thư và Tiểu Ly, cả hai cùng làm quen và chơi với nhau, dần dần họ trở thành những người bạn vô cùng thân thiết. Thế nhưng, mối quan hệ này chưa được kéo dài bao lâu thì gia đình Tiểu Ly phải chuyển nhà đến sống ở một nơi khác. Đây chính là một ký ức đẹp đẽ của Thư khi nhớ lại khoảng thời gian đó, tác giả đã đưa người đọc trải qua những câu chuyện của quá khứ và hiện tại được đan xuyên với nhau xuyên suốt cuốn sách này. Vẫn là lời văn vô cùng quen thuộc của Nguyễn Nhật Ánh, rất gần gũi, đơn giản và nhẹ nhàng, giúp cho người đọc tiếp nhận với từng ngôn từ dễ đọc dễ hiểu, tạo cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng và dễ cuốn theo từng chi tiết của câu chuyện này.
Những kỷ niệm chợt về với Thư khi nhớ về cô bạn Tiểu Ly năm nào, có một trích đoạn như sau: “…Có lần, đang mải mê chép bài, cùi tay Tiểu Li vô tình chạm phải tay tôi. Tôi “hứ” một tiếng và vội vã rụt tay lại, y như chạm phải lửa. Tiểu Li không phản ứng gì, chỉ lặng lẽ chép bài. Tôi rất muốn nhìn nó một cái để xem vẻ mặt nó như thế nào nhưng tôi kềm lại được. Khi ra về, thấy Tiểu Li đi thơ thẩn một mình, lòng tôi bỗng nao nao. Nhưng tôi nhất định không chịu làm lành, ai bảo nó đòi nghỉ chơi với tôi chi! Tôi chạy qua mặt Tiểu Li, vừa chạy vừa hát “là lá la” ra cái điều được nghỉ chơi với nó tôi rất vui...”
Qua trở lại với nội dung cuốn sách này, nhân vật Thư khi còn nhỏ, cậu luôn là người đầu têu bày ra những trò nghịch ngợm và quậy phá, trong khi Tiểu Ly chỉ biết tuân lệnh và làm lời của Thư. Thế nhưng chỉ 10 năm sau, anh chàng Thư phá phách nay lại trở thành một chân sai vặt chuyên đi mua đồ ăn vặt và làm chuyện lặt vặt giúp tụi con gái trong lớp. Điều này làm anh chàng “đau khổ” nhận ra rằng "Con gái càng lớn càng khôn, con trai càng lớn càng ngu". Suy nghĩ này của Thư nghe có vẻ hơi buồn cười, nhưng nó cho thấy sự thay đổi từ trong cách suy nghĩ của những cô cậu học sinh mới lớn đang bước vào độ tuổi dậy thì. Có lẽ sự biến mất vội vàng của Tiểu Ly cũng làm cho Thư phải thay đổi tính cách rất nhiều, trong tác phẩm có trích đoạn như sau: “...Nhưng Tiểu Ly sẽ không bao giờ quay trở lại nữa. Đó là sự thật buồn bã nhất mà tôi được biết từ trước đến nay. Nó chẳng thèm ở cạnh tôi trong những trận đánh nhau sắp tới. Nó mặc tôi chiến đấu đơn độc giữa cuộc đời. Nó chẳng thèm cho tôi chấm chung lọ mực. Nó chẳng thèm giữ dép giùm tôi trong những giờ ra chơi. Nó chẳng thèm ốm cho tôi chép bài giùm nó. Và nhất là tôi sẽ chẳng có ai để cùng đợi mùa hè...”
Còn quay trở lại với hiện tại, giờ đây Thư đã thêm một cô bạn thân mới tên là Việt An, mặc dù vậy, trong suy nghĩ của Thư vẫn luôn còn chứa đựng những kí ức đẹp về Tiểu Ly, đó là những dòng kỷ niệm của tuổi thơ mà đến giờ khó mà phai nhạt trong lòng của Thư. Tác giả Nguyễn Nhật Ánh đã khéo léo sắp xếp giữa hiện tại và quá khứ làm cho nhân vật Thư và chính những người đọc cảm thấy bối rối, khó lòng để lựa chọn lấy hiện tại hay quá khứ, bởi cô bạn Tiểu Ly năm nào và cô bạn Việt An ở hiện tại đều là người bạn không thể thiếu của Thư. Càng đọc, càng cho thấy sự ra đi vội vàng và nhanh chóng của Tiểu Ly đã làm cho Thư tiếc nuối và nhớ nhung đến dường nào.
Thế nhưng, chắc hẳn ai trong số chúng ta cũng đã từng một lần tin vào duyên số, có những người chúng ta chỉ gặp mặt có đôi lần nhưng đã đủ để làm ấn tượng về nhau mãi về sau, cho đến khi một thời điểm trong tương lai, chúng ta lại gặp nhau một cách thật tình cờ và không ngờ tới. Trong trường hợp này, cô bạn Tiểu Ly đã chuyển nhà ra đi mà không một lời chào hỏi đầy đủ, thời gian trôi qua cũng đã quá lâu để Thư có thể nhớ đến khuôn mặt, tên tuổi đầy đủ của Tiểu Ly. Thế nhưng, duyên số đến nhanh hơn Thư nghĩ, chỉ trong một lần đó, bao nhiêu ký ức tuổi thơ được ùa về hết, cùng với đó là những sự thật đã được hé lộ ra, cậu tìm lại được người bạn ấu thơ của mình đó là Tiểu Ly - cô gái đó cũng chính là cô bạn Việt An của hiện tại, chúng ta có thể tin rằng đó là duyên số đã giúp cho Thư tìm lại được cô bạn xưa kia của mình, cô gái đến từ hôm qua... “Trong một thoáng tôi lặng người đi và cảm thấy thời gian như ngừng lại, những tia nắng thôi nhảy múa, những làn gió thôi đuổi bắt nhau trên tầng cây và dãy ráng đỏ phía chân trời thôi bốc cháy, chúng như lịm đi, nhạt dần và bỗng chốc ngả sang màu tím thẫm, lặng lẽ và huyễn hoặc như một bức thủy họa giấu đằng sau nó những điều không thể giãi bày.”
Một cái kết đẹp cho một tác phẩm dành cho lứa tuổi học trò đầy hồn nhiên và trong sáng. Đây rõ ràng là một trong những cuốn sách của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh được người đánh giá cao bởi cốt truyện tuy đơn giản, dễ hiểu cùng với cái kết dễ thương nhưng đem đến một sự vừa vặn và hài lòng dành cho người đọc, có lẽ thế là quá đủ rồi.
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh vẫn cho thấy cái chất riêng của mình qua từng câu từng chữ trong tác phẩm này, vẫn là những lời văn nhẹ nhàng, gần gũi, giản dị, không đao to búa lớn… mà những độc giả trung thành chỉ cần đọc qua một vài từ là có thể biết được ngay.
Ngoài ra, cuốn sách Cô gái đến từ hôm qua của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh còn chứa đựng những bài học cũng rất sâu sắc và giá trị về mặt tinh thần. Mỗi cuốn sách của ông đều mang hơi thở gần gũi, nhẹ nhàng, giúp độc giả luôn cảm thấy sự bình yên, thoải mái trong tâm hồn và con người của mình. Chính người đọc khi đọc cuốn sách này đâu đó cũng sẽ tự thấy bản mình ở trong đó, được sống lại với những ký ức đẹp đẽ của tuổi học trò, những mối tình hồn nhiên ngô nghê của tuổi mới lớn chắc hẳn sẽ chạm đến trái tim của rất nhiều người đọc trưởng thành. Đó là những cảm xúc chân thật và tự nhiên mà chúng ta sẽ rất khó có được, nhất là trong một xã hội đang ngày càng phát triển và hiện đại như ngày nay, làm cho mỗi người ít nhiều dần trở nên vô cảm và thiếu thốn cảm xúc. Vì vậy, những bộ sách nói chung và cuốn Cô gái đến từ hôm qua này nói riêng, sẽ là một sự lựa chọn đúng đắn cho mọi người, trong việc tìm lại cảm xúc nhẹ nhàng, giản dị mà bản thân mình đã lãng quên từ lâu.
Cuốn sách Cô gái đến từ hôm qua của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh với nội dung giản dị, dễ hiểu cùng với những tình tiết vui vẻ, dí dỏm cùng với một cái kết có hậu sẽ đem lại cảm giác vui vẻ và gần gũi cho các độc giả. Cuốn sách đã cho người đọc quay trở lại một thời học sinh vô tư với rất nhiều kỷ niệm đẹp về mối tình trong sáng của tuổi học trò, đó cũng chính là lý do cuốn sách này nhận được sự đón nhận và ủng hộ nhiệt tình của nhiều thế hệ bạn đọc.
Xin mạn phép được hỏi một câu: “Từ nhỏ tới giờ các bạn đã bao giờ được làm tổ trưởng, làm lớp trưởng hay những vị trí quan trọng khác trong lớp chưa?”, nếu câu trả lời là Chưa, thì bạn cảm thấy sao với những người làm các chức vụ đó trong lớp cũ của bạn? Một chút không hài lòng, một chút bức bối vì họ không hiểu bạn đang muốn gì, hay là họ đưa ra những yêu cầu không rõ ràng cho bạn hay chăng? Còn nếu bạn đã từng làm qua các chức vụ này thì hẳn bạn đã hiểu những áp lực khủng khiếp mà nó mang lại. Trên thế giới hiện tại có khoảng 160 triệu quản lý, trong số đó có thể có những quản lý đại tài, nhưng số còn lại thì sao? Lãnh đạo là một kỹ năng, là một nghề ai cũng phải học, vậy nên Jaime Roca và Sari Wilde đã cho ra đời tác phẩm “Kỹ năng mềm dành cho nhà quản lý” với mục tiêu cải thiện hiệu quả, hiệu suất cho các nhà quản lý hiện nay.
Bạn nhận được gì từ cuốn sách này?
Ở cuốn sách này, tác giả sẽ có 1 list các câu hỏi để các bạn tự kiểm tra xem mình là kiểu người quản lý nào (Theo tác giả thì có 4 kiểu nhà quản lí), từ đó sẽ dễ dàng hơn để thay đổi chiến thuật cho bản thân và đội nhóm của chính bạn. Kèm theo đó là ca kỹ năng mềm quan trọng dành cho nhà quản lý bao được tác giả nêu ra cụ thể trong cuốn sách.
Ngay từ mở đầu mình đã nêu ra: Lãnh đạo là một nghề mà ai cũng phải học! Nói một cách dễ hiểu hơn, kỹ năng gây ảnh hưởng chính là kỹ năng lãnh đạo. Kỹ năng lãnh đạo cũng bình thường như là kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thích nghi, do vậy nên chúng ta không nên hiểu to tát lên làm gì, và nếu như có ý thức trau dồi thì rất dễ để sở hữu được nói, vậy nên có thể nói cuốn sách này dành cho mọi người!
Tác giả là ai?
Tác giả của quyển sách này gồm 2 người. Thứ nhất là Jaime Roca, người có hơn 20 năm kinh nghiệm với tư cách là một nhà kinh doanh và lãnh đạo tư tưởng cho top 500 công ty lớn nhất Hoa Kỳ, các nhà điều hành cấp cao và các nhà đầu tư đạt được những kết quả đặc biệt. Ông tốt nghiệp bằng Kinh tế Quốc tế tại Đại học Johns Hopkins và bằng MBA của Đại học Duke. Người thứ 2 là Sari Wilde, là Phó chủ tịch nhân sự tại Gartner, chuyên quản lý các đội nhóm toàn cầu tập trung vào việc tạo ra các nghiên cứu và sản phẩm để cải thiện kết quả vốn nhân lực. Cô đã nghiên cứu các tổ chức trong hơn 15 năm, tư vấn cho các giám đốc điều hành tại hàng trăm công ty đứng đầu Hoa Kỳ về thực hành quản lý tài năng và lãnh đạo của họ.
Làm một nhà quản lý có khó không?
Làm một người quản lý thì bạn sẽ luôn phải đối mặt với nhiều thách thức, phải cáng đáng nhiều trách nhiệm nặng nề, những trách nhiệm đó có thể kể tới như: gắn kết nhân viên mới, tuyển dụng nhân viên mới, truyền đạt công việc,… Như vậy có nghĩa là những người làm quản lý sẽ là những con người bận rộn, thường xuyên bị cuốn vào những cuộc họp hơn so với những người đồng trang lứa với họ. Không những thế, tác giả của cuốn sách còn đưa ra 3 thay đổi của thời đại khiến cho công việc này càng trở nên “khó nuốt” hơn, cụ thể như sau:
+) Thứ nhất: Những chuyển dịch trong nền kinh tế vĩ mô khí công việc quản lý ngày càng khó khăn hơn.
+) Thứ hai: Công việc ngày càng phụ thuộc lẫn nhau.
+) Thứ ba: Công việc ngày càng khó dự đoán.
Vậy, hệ quả của những thay đổi này là nhà quản lý giờ đây phải gánh thêm nhiều trách nhiệm phức tạp hơn, vậy nên câu trả lời cuối cùng cho câu hỏi đặt ra là: “Làm một nhà quản lý không hề dễ!”
Bạn là kiểu nhà quản lý nào?
Người xưa có câu: “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”, bởi vậy nên hiểu rõ bản thân mình có lẽ là điều quan trọng nhất. Và để hiểu rõ mình là nhà quản lý kiểu nào, tác giả đã tổng quát hóa và đưa ra 4 kiểu nhà quản lý phổ biến để giúp bạn nhận biết bản thân mình rõ hơn, cụ thể như sau:
+) Nhà quản lý kiểu Giáo viên: Kiểu nhà quản lý phát triển nhân viên thông qua kiến thức và kinh nghiệm của cá nhân, đưa ra phản hồi mang tính chất khuyên răn và chi phối sự phát triển của nhân viên.
+) Nhà quản lý kiểu 24/7: Kiểu nhà quản lý thường xuyên, liên tục đưa ra hướng dẫn, “lèo lái” sự phát triển của nhân viên và đưa ra phản hồi về một tập kỹ năng rộng lớn.
+) Nhà quản lý kiểu NGƯỜI KẾT NỐI: Kiểu nhà quản lý giới thiệu nhân viên với người khác trong hoạt động đào tạo và phát triển, tạo ra được không khí làm việc nhóm tích cực trong khi vẫn đưa ra phản hồi trọng tâm cho nhân viên.
+) Nhà quản lý kiểu Người cổ vũ: Kiểu nhà quản lý áp dụng phương pháp “Không can dự”, họ đưa ra những phản hồi tích cực có tính khích lệ tinh thần và để nhân viên tự quyết định sự phát triển của bản thân.
Có lẽ các bạn sẽ thắc mắc rằng tại sao mình lại viết in hoa chữ người kết nối, không phải do mình viết sai chính tả, mà đây là gợi ý rằng chúng ta nên trở thành một người quản lý theo xu hướng này! Theo dữ liệu thống kê của tác giả đã đưa ra, tính theo hiệu suất làm việc thì Nhà quản lý kiểu NGƯỜI KẾT NỐI tăng tới 26% hiệu quả công việc, kế theo đó là nhà quản lý kiểu Người cổ vũ tăng 9%, kiểu Giáo viên tăng 7%, và cuối cùng và cũng có lẽ là thảm hại nhất, đó là nhà quản lý kiểu 24/7 gây sụt giảm hiệu suất tới 8%, thật khó tin phải không nào?
Nhưng còn 1 điều khác khó tin hơn cả những con số ở trên nữa, đó là việc: Đa số các nhà quản lý hiện nay đều thuộc kiểu người Quản lý 24/7, hoặc là đang hướng tới để trở thành kiểu người quản lý này!
Lý do gì khiến kiểu Nhà quản lý 24/7 trở thành “bại tướng” trong 4 kiểu nhà quản lý?
Trên thực tế, khi nhà quản lý 27/4 trung thành tuyệt đối với phương pháp của mình, họ chỉ làm giảm hiệu suất lên tới 8%. Nói cách khác, nhà quản lý 24/7 thường đưa ra quá nhiều phản hồi so với mức người ta có thể “nhai được”. Có khi họ đưa ra những lời khuyên chẳng liên quan gì tới vấn đề mà cấp dưới gặp phải. Và cuối cùng, họ đưa ra lời khuyên cho người khác trong cả những lĩnh vực mà họ thiếu kiến thức chuyên môn nên chỉ dẫn có thể sai lầm. Vậy, sau tất cả những việc này thì hậu quả là nhân viên làm việc ít hiệu quả hơn, ít nhiệt tình hơn và giảm nguyện vọng muốn gắn bó với công việc. Bây giờ hãy cùng mình mổ xẻ sâu hơn những nguyên nhân này xem sao nhé!
- Văn hóa “Thường trực”: Chúng ta gần như không thể tránh được trạng thái “đang hoạt động”, nhất là khi điện thoại thông minh, các ứng dụng,… hiện diện ở mọi nơi, kết nối chúng ta với mọi người ở bất kỳ nơi nào, bất kỳ lúc nào, những công cụ đó gắn chặt chúng ta với các dự án, email, các vấn đề phát sinh và thời hạn hoàn thành nhiệm vụ. Văn hóa “thường trực” thể hiện ở cách chúng ta quản lý. Với một mong muốn tốc độ cao hơn, nhiều thông tin hơn và quyết định nhanh chóng hơn khắc họa cách chúng ta tương tác với nhân viên. Từ đó hệ quả là nhà quản lý cho rằng họ cần áp dụng nhiều chiến lược quản lý 24/7, từ đó khiến cho không ít người cảm thấy áp lực khi phải đào tạo, hướng dẫn cấp dưới trực tiếp ngày càng nhiều
- Nhà quản lý còn nhiều thiếu sót: Các nhà quản lý có xu hướng là thường xuyên đào tạo và phản hồi cho nhân viên, liệu điều này có thật sự tốt? Thường thì việc nhà quản lý thiếu kiến thức chuyên môn,không thể hiểu động cơ của một người, hay là chịu áp lực về thời gian là những trở ngại chính cho việc đào tạo và phản hồi thường xuyên. Điều đó đặt họ vào thế tiến thoái lưỡng nan. - Những lầm tưởng tai hại trong tư duy:
+) Nhà quản lý nên dành nhiều thời gian hơn cho hoạt động đào tạo.
+) Nhà quản lý (luôn luôn) biết nhân viên cần gì.
+) Nhà quản lý là đối tượng tốt nhất để thực hiện hoạt động đào tạo, phản hồi.
Đến đây mình xin phép thôi “bàn tán” về phương pháp 24/7 và tập trung hơn vào “ngôi sao” của chúng ta, không gì khác đó chính là phương pháp quản lý theo phương pháp NGƯỜI KẾT NỐI, điều gì khiến phương pháp này trở nên đặc biệt, hiệu quả và tăng hiệu quả làm việc của nhân viên lên tới 26%? (Vượt xa 2 phương pháp còn lại là theo kiểu Giáo viên và Người cổ vũ) Cùng mình tìm hiểu nhé!
Nhà quản lý kiểu kết nối:
Như mình đã trình bày ở trên, kiểu nhà quản lý giới thiệu nhân viên với người khác trong hoạt động đào tạo và phát triển, tạo ra được không khí làm việc nhóm tích cực trong khi vẫn đưa ra phản hồi trọng tâm cho nhân viên sẽ được được gọi là nhà quản lý kiểu người kết nối. Chữ kết nối ở đây bao gồm 3 kết nối sau:
+) Kết nối nhân viên: Họ kết nối nhân viên bằng cách xác định nhu cầu phát triển riêng của nhân viên và cá nhân hóa bằng phương pháp đào tạo, phản hồi.
+) Kết nối nhóm: Họ kết nối nhân viên với đồng nghiệp để phát triển bằng cách tạo ra một môi trường làm việc nhóm ghi nhận và khuyến khích đào tạo đồng cấp.
+) Kết nối tổ chức: Họ giúp nhân viên học hỏi và kết nối với đúng người, đúng cơ hội trong và ngoài tổ chức để đào tạo và phát triển.
3 Mối kết nối này được đặt trong tổng hòa như sau: Kết nối nhân viên < Kết nối nhóm < Kết nối tổ chức.
Kết nối nhân viên: 3 nguyên tắc
+) Nguyên tắc 1: Đầu tư mạnh tay vào khâu tìm hiểu.
Bước đầu tiên là xây dựng niềm tin của nhân viên với mình. Để xây dựng niềm tin, Người kết nối đặt câu hỏi khuyến khích nhân viên cởi mở về nhu cầu, sở thích và nguyện vọng của chính bản thân họ. Họ cũng không ngừng thể hiện sự hỗ trợ nhân viên cả trong và ngoài công việc hiện tại. Tuy nhiên, chỉ đặt câu hỏi và thể hiện sự ủng hộ thôi thì chưa đủ. Người kết nối biến lời nói thành sự thật. Người kết nối chứng minh niềm tin dành cho nhân viên thông qua hành động, cho dù đó là yêu cầu họ trình bày trước hội đồng; giúp họ giải quyết những công việc tiếp theo; hay cho họ thêm “đất diễn” để dẫn dắt đội nhóm của riêng mình. Mặc dù xây dựng niềm tin nghe có vẻ là ý tưởng đơn giản, nhưng đây là một bước tiên quyết, đặt nền móng cho kết nối với nhân viên.
Bước tiếp theo là đặt câu hỏi trong tình huống cụ thể, đặt câu hỏi khi đào tạo có thể giải phóng tiềm năng của một con người và hé mở những vấn đề cản trở thành công của họ. Những câu hỏi dựa trên tình huống cụ thể sẽ giúp thấu hiểu sâu sắc nhân viên và thách thức cụ thể mà họ đang phải đối mặt. Vậy câu hỏi nào là tốt nhất? Lý tưởng là những câu hỏi này nên làm sáng tỏ được giả định, kích thích sự sáng tạo và tạo ra nhiều triển vọng.
Bước cuối cùng là hãy luyện tập lắng nghe một cách chủ động. Người ta nói kẻ thành công phải là một kẻ biết lắng nghe, câu này quả là không sai. Lắng nghe thì có 2 dạng là lắng nghe thường lệ và lắng nghe 1 cách chủ động, vậy để trở thành 1 người nghe chủ động, ta cần làm như sau: Chỉ lắng nghe -> Lặp lại những điều bạn đã nghe -> Lắng nghe cả những điều không được nói ra -> Tập trung vào từng chi tiết nhỏ -> Tìm ra điều gì đó để đồng cảm -> Sử dụng toàn bộ cơ thể để lắng nghe. Có thể sẽ không phải theo thứ tự trên nhưng bạn nên có đủ tất cả các bước trên. +) Nguyên tắc 2: “Đào tạo” con người, không là vấn đề!
Mặc dù phương pháp Người kết nối “thắng đậm” trong việc tạo ra tác động vượt trội lên nhân viên và đưa đến kết quả tích cực, một yếu tố quan trọng khác chính là cách tiếp cận linh động, phù hợp với nhu cầu của cấp dưới! Linh động từ cách đặt câu hỏi, cách thay đổi hành vi của bản thân cho phù hợp cho tới linh động mức độ sẵn sàng phát triển (Sự thành thạo, học hỏi nhanh, động lực cá nhân) và linh hoạt với khả năng tiếp nhận. +) Nguyên tắc 3: Tích cực nhưng cũng cần phải cứng rắn.
Các nhà quản lý phải thận trọng đưa lời phản hồi tiêu cực vào hai ý kiến tích cực, hay nói cách khác là thế “bánh mì kẹp thịt”. Chẳng một kẻ nào lại chịu được chê trong thế chê cả, bởi vậy nên hãy khéo léo để chuyển thành chê trong thế khen nhé. Một điều quan trọng nữa là khi khen thì nên khen ở chỗ nhiều người để tạo hiệu quả, khi chê, nếu là những việc nghiêm trọng thì nên tránh chê ở chỗ đông người, được vậy thì còn lý do nào để nhân viên không “bán mạng” cho bạn nữa?
Kết nối đội nhóm:
Kỹ năng làm việc nhóm trong thời đại nay thì có lẽ chẳng cần phải bàn cãi nữa, trong một nhóm thì sẽ luôn có nhiều người trội hơn ở nhiều mặt khác nhau, vậy chẳng phải thật tuyệt vời khi chúng ta có thể trở thành một “bộ não chung”, một “bộ não” phải nói là tuyệt vời nhất, bởi chẳng có 1 trong nhóm có thể thông minh hơn cả nhóm gộp lại được. Hãy nhớ rằng, người giỏi nhất không phải là người làm mọi thứ, vậy nên đừng cố gắng ôm đồm quá nhiều việc vào bản thân nhé! Về quy tắc kết nối đội nhóm thì cũng có 3 quy tắc như sau:
1. Dùng động cơ thúc đẩy điều chỉnh môi trường nhóm (Xác định và giám sát động cơ thúc đẩy): Người kết nối tìm hiểu điều gì thu hút các cá nhân và nhóm để có thể hình thành phương pháp quản lý thích hợp và đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm đều hướng đến thực hiện mục tiêu chung.
2. Xác định và nắm bắt các khác biệt cá nhân (Tìm hiểu giá trị của sự hòa nhập, Khuyến khích các xung đột hữu ích): Người kết nối khuyến khích các thành viên trong nhóm chia sẻ quan điểm, nền tảng và kinh nghiệm riêng, từ đó họ sử dụng những khác biệt này để xây dựng niềm tin của nhóm, phát triển những kỹ năng mới và cải thiện hiệu quả.
3. Chính thức hóa hoạt động chia sẻ kỹ năng giữa các thành viên (Khuyến khích chia sẻ kỹ năng, Giúp nhân viên vượt qua rào cản để chia sẻ): Người kết nối tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên phát triển lẫn nhau bằng cách chính thức hóa hoạt động chia sẻ thông tin, điểm mạnh và nhu cầu trong toàn nhóm.
Nguyên tắc kết nối tổ chức
Sau khi kết nối với nhân viên, kết nối với đội nhóm thì chúng ta cùng đến với kết nối cuối cùng và cũng là kết nối bao quát nhất: Kết nối tổ chức. Nói đến kết nối tổ chức, tác giả muốn ám chỉ những tương tác với một cá nhân khác phù hợp, hoặc một “mảnh ghép hoàn hảo”, để đưa ra chỉ dẫn, lời khuyên hoặc kiến thức cần thiết cho mục đích phát triển kỹ năng. Những kết nối này có thể nằm trong tổ chức, hoặc ở bên ngoài, từ công ty đối tác, khách hàng. Về nguyên tắc thì cũng dựa trên 3 nguyên tắc như sau: 1. Trở thành người lập bản đồ (Khám phá các kết nối phát triển tường minh (và kết nối ẩn), Mở rộng bản đồ): Nhà quản lý kết nối giúp nhân viên hiểu ra những mối quan hệ phù hợp nhất có thể ở trong hoặc ngoài tổ chức. Điều đó không có nghĩa là họ phải lập sơ đồ tổ chức theo nghĩa đen, mà thay vào đó, họ cần phát hiện và tận dụng những đầu mối quan trọng để biết kỹ năng nào tập trung ở đâu. 2. Phát triển thói quen khởi động và điều hòa (Thay đổi quy mô phát triển của các huấn luyện viên): Nhà quản lý kết nối không “đem con bỏ chợ”. Thay vào đó, họ đóng vai trò một “huấn luyện viên năng động”, chủ động chuẩn bị cho nhân viên kết nối với người khác và cùng nhân viên cân nhắc về mối liên hệ đó sau khi hình thành. 3. Làm hình mẫu cho kết nối phù hợp nhất: Trong khi giới thiệu nhân viên với các cá nhân trong và ngoài tổ chức để phát triển, bản thân nhà quản lý cũng đóng vai trò là một kết nối và tạo cơ chế để giúp người khác tìm thấy kết nối phù hợp nhất.
Vậy là sau bài viết của mình ở trên, mình đã giúp các bạn nhận biết mình là kiểu người quản lý nào trong 4 kiểu người quản lí, giúp bạn nhận ra tại sao kiểu nhà quản lý 24/7 lại là một kiểu “thất bại” trong khi kiểu nhà quản lý người kết nối lại đem lại sự “thăng hoa” trong cách quản lý. Kế tiếp đó là “cách để trở thành” một người quản lý kết nối với 3 hạng mục cần kết nối gồm: Kết nối cá nhân, nhóm và tổ chức với tổng cộng 9 quy tắc quan trọng. Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn. Xin cảm ơn!